Lịch sử phát triển robot ở châu Âu có niên đại từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, còn ở Nhật Bản, các con búp bê karakuri (cơ khí), được chế tác trong thời đại Edo (1603-1868). Sau thế kỷ XX, vào năm 1954, một robot có khả năng nhấc lên và đặt xuống các vật thể được cấp bằng sáng chế tại Hoa Kỳ. Khái niệm về robot công nghiệp được khai sinh. Trong Chiến tranh thế giới thứ II, công nghệ điều khiển được phát triển, bao gồm cả điều khiển phản hồi, điều này cho phép chuyển động chính xác hơn.
Năm 1973, WABOT-1, robot hình người đầu tiên trên thế giới, được phát triển tại Đại học Waseda. Năm 1969, Kawasaki Heavy Industries, Ltd. ra mắt Kawasaki-Unimate 2000, robot công nghiệp đầu tiên. Robot công nghiệp trở nên phổ biến trong những năm 1980. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của robot công nghiệp, ứng dụng thực tế của robot đã trở nên phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, robot có thể trợ giúp con người trong công việc tại các địa điểm thiên tai khó tiếp cận và robot có thể thay thế cho các chức năng vật lý bị mất (ví dụ: chân, tay giả ).
Năm 1999, robot AIBO được chế tạo giống chú chó nhỏ, được phát hành bởi Tập đoàn Sony. AIBO đã được tích hợp chương trình để học một cách máy móc từ trải nghiệm của chính nó và từ cách dạy của chủ nhân. AIBO có thể nũng nịu chủ nhân và chủ nhân có thể cảm nhận được “suy nghĩ” của robot. Năm 2000, robot ASIMO có thể bước đi thành thục bằng hai chân được Honda Motor Co. cho ra mắt, ASIMO được trang bị công nghệ đi bộ linh hoạt thời gian thực thông minh, công nghệ này giúp cho ASIMO có thể thay đổi trọng tâm theo thời gian thực để phù hợp với các tính toán của những chuyển động tiếp theo. Nó di chuyển trơn tru bằng cách kiểm soát “thời điểm 0 – thời điểm cân bằng”. ASIMO sau đó có thể chạy vào năm 2004, và nhiều ASIMO đã có thể đồng bộ hóa hiệu quả các chuyển động của chúng qua một mạng liên kết vào năm 2007.
Trong những năm gần đây, nhu cầu về chăm sóc điều dưỡng đã tăng lên bởi sự già hóa dân số. Theo nhu cầu này, một bộ khung robot HAL (Hybrid Assistive Limb) được phát triển bởi GS Yoshiyuki Sankai tại Đại học Tsukuba, đã được đưa vào sử dụng tại các cơ sở y tế và xã hội để cải thiện, hỗ trợ và mở rộng hoạt động thể chất của người. Ngoài ra, robot đã được sử dụng để giám sát bên trong lò phản ứng, hoặc để dọn dẹp đống đổ nát hay những công việc tương tự trongmôi trường có mức bức xạ và rác thải phóng xạ cao.
Ngoài ra, đối với robot công nghiệp, liên kết nhiều robot tạo ra khả năng làm việc với người đã được đưa vào sử dụng thực tế. Ví dụ, CR-35iA, một robot hợp tác được sản xuất bởi FANUC Corp. vào năm 2015 và Coro Co-robot do Life Robotics Inc. sản xuất vào năm 2015, có thể làm việc với người mà không cần hàng rào an toàn. Ngoài ra, NEXTAGE, được sản xuất bởi Kawada Robotics Corp. vào năm 2011, có cấu trúc bắt chước phần thân trên của con người và robot có thể thực hiện các nhiệm vụ mà trước đây cần được thực hiện bởi công nhân.
Hơn nữa, việc sử dụng robot đã trở nên phổ biến ngay cả trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, máy giặt hoàn toàn tự động, máy rửa chén, máy kiểm tra vé tự động và hệ thống vận chuyển hoàn toàn tự động Yurikamome có thể được cho là robot theo nghĩa rộng. Năm 2010, Tập đoàn iRobot của Mỹ đã phát hành Roomba, một loại robot hút bụi, các nhà sản xuất Nhật Bản cũng đã cho ra đời robot làm sạch. Ngoài ra, trong năm 2015, Soft Bank Corp. ra mắt robot cá nhân Pepper có thể biết được cảm xúc của con người. Nghiên cứu đã được tiến hành trên mối quan hệ giữa robot và con người.
Các định nghĩa thông thường về rô bốt công nghiệp – chẳng hạn như các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản – mô tả chúng là các máy móc có cảm biến, hệ thống điều khiển thông minh và hệ thống truyền động. Tuy nhiên, theo Chiến lược Robot của Nhật Bản năm 2015, robot sẽ phát triển một cách sáng tạo hơn trong tương lai, bởi vậy các định nghĩa thông thường không thể bao quát được tình hình hiện tại của robot.
Nguồn: khoa học và công nghệ Việt Nam